Đây là một cuốn sách kinh điển về đọc sách hiệu quả của tác giả M.J.Alder và C.V.Doren, xuất bản lần đầu năm 1940
Sơ lược
Sách bao quát hầu hết vấn đề về cách đọc sao cho hiệu quả và cách phân tích 1 cuốn sách
Sách khó đọc với người mới, không biết do cách biệt thế hệ hay do người dịch
Phần lõi của sách nói về 4 cấp độ đọc và từ đó trở thành “độc giả có yêu cầu cao”
Lưu ý các cấp độ đọc có tích tích luỹ. Tức là cấp độ 4 bao gồm cấp độ 3, cấp độ 3 bao gồm cấp độ 2,…
4 cấp độ đọc
Cấp độ 1 – đọc hiểu, tức là trình độ đủ để học THPT
Cấp độ 2 – đọc kiểm soát: gồm đọc lướt và đọc sơ nắm ý chính.
Khá tương đồng với phương pháp đọc tìm kiếm của Atshushi trong cuốn “đọc nhanh, hiểu sâu, nhớ lâu trọn đời” mình đã review.
Sách của Atshushi bổ sung thêm
Cấp độ 3 – đọc phân tích, đây là một phần khá công phu trong sách.
Cấp độ này hữu dụng nhất với việc đọc những cuốn sách khó, kinh điển, cần suy ngẫm nhiều.
Cấp độ 4 – điểm sáng nhất của cuốn sách – đọc đồng chủ đề
Đây là 1 vấn đề mà nhiều cuốn sách cùng nói đến: đọc nhiều cuốn sách trong 1 chủ đề.
Đặc biệt là ebook “Sát thủ đọc sách” mình đã review, truyền cảm hứng về vấn đề rất hay
Tuy dưng ở cuốn “phương pháp đọc sách hiệu quả” này (how to read a book). Sẽ hướng dẫn từng bước để đọc sách đồng chủ đề cho hiệu quả cao nhất.
Điểm khó ở đây là có một số bước trong đồng chủ đề yêu cầu hơi cao, bạn nên tuỳ chỉnh phù hợp với bản thân.
P.S: mình đã tổng hợp lại thành 1 quy trình đọc sách hiệu quả đơn giản
Lê Phạm Phương Duy